“Không chỉ là một nhà vua yêu nước, vua Hàm Nghi còn là một nghệ sĩ luôn hướng về Tổ quốc. Nghệ thuật cũng là con đường giúp ông vượt lên nỗi đau của sự lưu đày và có được sự tự do trong cuộc sống. Từ những nghiên cứu của mình, tôi có thể khẳng định ông là nghệ sĩ hiện đại đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bởi các bậc thầy hội họa ở Paris”.

Đó là những chia sẻ của nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, TS Amandine Marie Anne Dabat, về vua Hàm Nghi trong buổi Lễ tiếp nhận Tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi: Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) diễn ra sáng 12/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Từ “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”

Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 1.

Năm 1908, Vua Hàm Nghi đã vẽ bức tranh sơn dầu Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) lấy bối cảnh từ đồng quê gần nơi ông sống ở Algiers. Vua Hàm Nghi đã sử dụng phong cách chấm điểm, chịu ảnh hưởng từ các họa sĩ Pháp, theo chủ nghĩa hậu ấn tượng cuối thế kỷ XIX, để làm nổi bật vẻ đẹp rực rỡ của buổi chiều tà trong cảnh hoàng hôn ngược sáng.

Tác phẩm này đã trở thành một trong những biểu tượng nghệ thuật của ông. Tác phẩm được triển lãm lần đầu tiên vào năm 1926 tại phòng trưng bày Mantelet-Colette Weil ở Paris, với tên gọi Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers), được ông ký tên là Tử Xuân. Và nay, TS Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình, đã trao tặng tác phẩm cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Theo chia sẻ của TS Amandine Dabat, bức tranh này đã được chọn sau khi bà tham khảo ý kiến gia đình vì đây là một trong những tác phẩm quan trọng của vua Hàm Nghi, miêu tả những đồi núi xung quanh biệt thự nơi vua sinh sống cùng gia đình tại El Biar. Bà hy vọng việc trao tặng bức tranh này sẽ mở đường cho việc trao tặng tác phẩm khác của Vua Hàm Nghi, để công chúng Việt Nam có thể hiểu rõ hơn về di sản nghệ thuật của ông.

Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 2.

Chia sẻ về món quà đặc biệt, nhằm mang đến cơ hội cho công chúng Việt Nam và du khách quốc tế chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật này của Vua Hàm Nghi, TS Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam – cho biết: việc tiếp nhận và trưng bày bức tranh có ý nghĩa rất lớn đối với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói riêng, và với nền mỹ thuật Việt Nam nói chung.

“Điều đó thể hiện thái độ trân trọng và ghi nhận nghĩa cử của gia đình vua Hàm Nghi hồi hương tác phẩm hội họa của nhà vua yêu nước, đồng thời tôn vinh những tấm lòng hảo tâm, hiến tặng tác phẩm nghệ thuật cho bảo tàng. Tác phẩm Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) không chỉ bổ sung, làm giàu thêm cho bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho những nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật cận – hiện đại Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” – ông Minh cho hay.

Cả một di sản nghệ thuật

Vua Hàm Nghi (1871- 1944), tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch, lên ngôi năm 1884 của triều Nguyễn. Năm 1885, ông ban Chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân chống Pháp. Năm 1888, ông bị thực dân Pháp bắt và lưu đày ở Algiers. Ở đây, ông được học hội họa và điêu khắc từ những bậc thầy như Marius Reynaud, nhà điêu khắc Léon Fourquet và Auguste Rodin.

Vua Hàm Nghi được họa sĩ Marius Reynaud đào tạo về mỹ thuật từ năm 1889. Marius Reynaud dạy ông tại nhà riêng ở Algiers, theo mô hình Trường Mỹ thuật ở Paris, hai lần một tuần trong hơn 15 năm. Ông học các kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu, phấn màu, nghệ thuật vẽ chân dung, nghiên cứu khỏa thân, phong cảnh, tĩnh vật, cảnh quan kiến trúc, v..v… Những tác phẩm đầu tiên của ông ra đời năm 1889, đã đưa ông trở thành họa sĩ hiện đại đầu tiên của Việt Nam.

Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 3.

Léon Fourquet đào tạo vua Hàm Nghi về điêu khắc từ năm 1895 ở Algiers. Sau đó, nhà điêu khắc Auguste Rodin đào tạo ông từ năm 1899 ở Paris vào 3 tháng Hè, cứ 2 năm 1 lần. Tại Pháp, nhiều tác phẩm của ông được giới nghệ thuật biết đến qua các cuộc đấu giá và triển lãm.

Trong cuộc đời, dù chỉ tổ chức 3 cuộc triển lãm tại Paris (năm 1904 tại Bảo tàng Guimet (phấn màu khô), năm 1909 tại Phòng trưng bày Devambez (bản vẽ), năm 1926 tại Phòng trưng bày Mantelet – Colette Weil (12 tranh phấn màu, 38 tranh sơn dầu, 8 tác phẩm điêu khắc) nhưng gia tài nghệ thuật của vua Hàm Nghi là 91 bức tranh và những tác phẩm điêu khắc.

Về chất liệu, vua Hàm Nghi sáng tác nhiều tranh sơn dầu, phấn màu, điêu khắc đồng, thạch cao. Về đề tài, nhà vua vẽ phần lớn chủ đề tranh là phong cảnh, một vài tranh chân dung, một vài lính thủy, mà không vẽ chủ đề chính trị.

Trong điêu khắc, nhà vua thể hiện những khuôn mặt phụ nữ hay con người qua những bức tượng bán thân (Một số tác phẩm điêu khắc của ông được giới thiệu trong ngày 12/11 như bàn tay của vua, tượng bán thân của cháu trai vua, người mẫu…).

Cho dù đã từng có thời gian chịu ảnh hưởng của Gauguin, Nabis, khuynh hướng Ấn tượng hay Hậu Ấn tượng, nhưng quan điểm nghệ thuật của Vua Hàm Nghi có những nét rất riêng. Ông luôn luôn như một nghệ sĩ phương Tây và một nghệ nhân Việt Nam. Đối với vua Hàm Nghi, hội họa, nghệ thuật chính là khoảng trời tự do.

Vua Hàm Nghi đã chọn “子春” (Tử Xuân) làm nghệ danh cho mình. Đó là biệt danh mà ông được gọi khi còn nhỏ và được ông dùng trong suốt cuộc đời mình.

Khoảng trời tự do

Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 4.

Theo TS Amandine Dabat, tranh của vua Hàm Nghi có cấu trúc chặt chẽ, màu sắc chọn lọc, nội dung đi tìm cái đẹp của thiên nhiên, nhưng kín đáo, trầm buồn, u uẩn bởi nghệ thuật là phương tiện để thể hiện lòng hoài nhớ quê hương.

Đánh giá riêng về tác phẩm Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers, TS Amandine Dabat viết: “Vua Hàm Nghi vẽ thiên nhiên và tìm cách thể hiện ánh sáng trong những rung động tinh tế nhất của nó. Chính việc tìm kiếm sự tinh tế này đã thúc đẩy ông suốt cuộc đời không ngừng hoàn thiện kỹ thuật vẽ. Ông đặc biệt yêu thích thử thách bắt được khoảnh khắc hoàng hôn, một khoảnh khắc rất ngắn ngủi, với những gam màu đầy hoài niệm, cho phép ông thể hiện, qua mọi sắc thái màu sắc và bầu không khí, cảm xúc và khát vọng vươn lên trên hoàn cảnh lưu đày của mình. Và bức tranh này là một minh họa tuyệt vời cho những nghiên cứu hội họa của vua Hàm Nghi”.

Cũng theo TS Amandine Dabat, khi theo đuổi nghệ thuật ở thời điểm này, vua Hàm Nghi đã không chọn con đường tiên phong như các nghệ sĩ thuộc phong trào nghệ thuật Paris lúc bấy giờ mà tìm đến các bậc thầy để học hỏi và từ đó, sáng tạo nghệ thuật theo phong cách riêng của ông. Nhân sinh quan này cũng đã trao cho ông cơ hội đến với các loại hình nghệ thuật khác nhau, bao gồm điêu khắc, thủ công mỹ nghệ. Ông đã thực hiện nhiều sản phẩm như giường, tủ, bàn, ghế với xưởng gỗ tại nhà.

Nhận định về tranh phong cảnh của vua Hàm Nghi, GS lịch sử nghệ thuật Nora Taylor cho biết: “Phong cảnh của Algieria trong tranh của Hàm Nghi được xem là sự kết nối đến nguồn cội với tư cách là một người đang khao khát trở về quê hương”.

Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 5.

Cùng những cảm nhận trên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Lương Xuân Đoàn, cho rằng phong cảnh trong tranh của vua Hàm Nghi không thuần túy là phong cảnh trước mặt, mà chính là bức tranh phong cảnh tâm hồn của Ngài. Đó là sự khắc khoải, nhớ thương quê hương, đất nước xứ sở.

“Nhưng cũng phải thấy rằng đây là câu chuyện hết sức đặc biệt từ một vị hoàng đế đi đày biệt xứ và lưu vong trở thành nghệ sĩ. Có lẽ số phận quá may mắn cho ông bởi tôi nghĩ rằng chính nghệ thuật đã nuôi dưỡng tâm hồn ông và tâm hồn ông cũng được bảo trọng bởi nghệ thuật” – họa sĩ Lương Xuân Đoàn nhận định – “Những tác phẩm nghệ thuật của vua Hàm Nghi khẳng định: tâm hồn Việt Nam, văn hóa Việt Nam và mỹ cảm Việt Nam chưa bao giờ mất mà ông chính là sự khởi đầu, là người họa sĩ hiện đại đầu tiên của Việt Nam. Nhìn vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam cũng chưa thấy ai toàn tài ở cả lĩnh vực hội họa và điêu khắc như vua Hàm Nghi”.

“Vì thế, tôi nghĩ rằng trong xu thế của nền mỹ thuật đương đại đang phát triển, bài học của Ngài chưa bao giờ cũ và vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến con đường nghệ thuật của bất kì ai trong giới mỹ thuật Việt Nam” – họa sĩ Lương Xuân Đoàn khẳng định.

Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 7.Vua Hàm Nghi và những di sản nghệ thuật kết nối cội nguồn - Ảnh 8.

Nhận xét từ nhà cái HL8

Vua Hàm Nghi không chỉ là một nhà vua yêu nước mà còn là một nghệ sĩ tài năng luôn dành tình yêu và cống hiến cho Tổ quốc. Nghệ thuật không chỉ là đam mê mà còn là con đường giúp ông vượt lên nỗi đau của sự lưu đày, và tìm được sự tự do trong cuộc sống. Đúng vậy, nghệ thuật đã trở thành nguồn cảm hứng, đem lại niềm vui và ý nghĩa cho cuộc sống của Vua Hàm Nghi.

Tương tự, HL8 cũng là điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê thể thao và cá cược trực tuyến. HL8 không chỉ mang đến trải nghiệm cá cược tuyệt vời mà còn là một môi trường giải trí thú vị và độc đáo. Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng và hệ thống bảo mật an toàn, HL8 đem đến cho người chơi cơ hội trải nghiệm cuộc sống cá cược một cách hấp dẫn và tiện lợi.

Hãy tham gia HL8 ngay hôm nay, để trải nghiệm cảm giác hồi hộp của việc đặt cược và khám phá thế giới giải trí không giới hạn!

Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: hl8, hl8 casino, hl8 com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]