Chạm vào di sản văn hóa phi vật thể, để khai thác nguồn tài nguyên vô tận ấy cho phát triển công nghiệp văn hóa là điều đáng hoan nghênh. Nhưng nếu đụng chạm tới cộng đồng sở hữu
Di sản văn hóa phi vật thể luôn vận động, tiếp biến, để hài hòa với bối cảnh thời đại. Bà Nguyễn Vũ Tú Hằng (Giám đốc Hanoi Grapvine) còn cho rằng: “Chúng ta đang trong quá trình tạo ra diễn ngôn mới cho di sản”.
Đây là khái niệm về “truyền thống tân tạo” được bà Hằng lấy ra từ cuốn sách The Invention Of Tradition (tạm dịch: Sự sáng tạo của truyền thống, NXB Đại học Cambridge, Anh) của tác giả Eric Hobsbawm và Terence Ranger.
Sáng tạo từ di sản
Bà Hằng chỉ ra, từ trước khi có những sự kiện như Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội, các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nào chỉ biết tập trung vào lĩnh vực của riêng mình. Nhưng, từ sau khi những lễ hội như thế này được tổ chức, ranh giới giữa những nghệ sĩ trong các ngành nghề khác nhau dần mờ đi. Bắt đầu có nhiều hơn những tiếng nói chung liên ngành, đa ngành. Đồng thời, đây là tiền đề để những văn bản của UNESCO như Khuyến nghị năm 1980 về Địa vị của nghệ sĩ, Công ước năm 2005 về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, được chú trọng nhiều hơn. Sự cởi mở, tính liên ngành trong thực hành nghệ thuật đã tạo cho nghệ sĩ nhiều cơ hội hơn trong việc sáng tạo từ di sản.
Bà Hằng chia sẻ thêm, việc khai thác di sản văn hóa phi vật thể trong bối cảnh hiện tại ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Bởi sau khi thực hành với những chất liệu ngoại lai, ngày càng có nhiều nghệ sĩ muốn thử sức với chất liệu sáng tạo mới từ chính vốn cổ của cha ông. Di sản văn hóa phi vật thể dần trở thành trào lưu cho hành trình sáng tạo nghệ thuật của họ.
Việc trở thành trào lưu như vậy đặt ra cho di sản vấn đề liệu việc khai thác có vô tình gây ra những hiểu biết sai lệch cho công chúng không? Hoặc liệu rằng, có thực sự tôn trọng chủ thể sở hữu di sản? Điều này dấy lên trong bà Hằng nỗi băn khoăn rằng: Có chăng ranh giới tồn tại giữa sự biểu đạt của nghệ sĩ với quyền lợi của cộng đồng sở hữu di sản?
Đồng tình với quan điểm này, GS-TS Phạm Hồng Tung (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội) bổ sung góc nhìn: “Sáng tạo vốn dĩ là hoạt động không có ranh giới, nhất là sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hóa. Nhưng khi chạm vào di sản, 1 đường biên xuất hiện, phân chia ra 2 hướng: Phát triển văn hóa và “phản văn hóa” xuất hiện”. Ông cho rằng, nếu không biết cách xử lý, “sản phẩm được sáng tạo ra sẽ trở thành thứ “phản văn hóa”.
Tránh đụng chạm đến những điều “cấm kỵ”
Tiếp nối câu chuyện về việc sáng tạo từ chất liệu tranh dân gian Hàng Trống như đã đề cập ở kỳ trước, bà Hằng chia sẻ, nhiều tác phẩm vẽ lại tranh Hàng Trống bằng chất liệu mới, phong cách tạo hình mới, được tổ chức trưng bày ở đình Nam Hương (phố Hàng Trống). Thẩm mỹ mới mẻ này đã khiến nhiều người xem cảm thấy thích thú. Nhưng có bộ bài Tây lấy cảm hứng từ các vị thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ lại vấp phải phản ứng trái chiều từ cộng đồng thực hành di sản. Phần nhiều ý kiến trong cộng đồng cho rằng, không nên lấy những quân bài để làm hình ảnh đại diện cho các nhân vật mà họ tôn thờ.
Trong khi đó, PGS-TS Phạm Quỳnh Phương (Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN) chỉ ra, vẫn có những sản phẩm văn hóa sáng tạo khác cũng lấy chất liệu từ diễn xướng hầu đồng lại may mắn đón nhận được sự ủng hộ từ công chúng. Tiêu biểu là MV Tứ phủ của ca sĩ Hoàng Thùy Linh, ra mắt năm 2019. Và chương trình nghệ thuật trình diễn Tứ phủ của đạo diễn Việt Tú, công diễn chính thức năm 2016. Bà Phương cho rằng, lựa chọn thành tố nào đó trong di sản cũng là khâu quan trọng để hoàn thiện một sản phẩm đạt chất lượng. Bởi không phải thành tố nào trong một loại hình di sản cũng có thể vay mượn, để đưa vào sản phẩm mới. Vô tình đụng chạm đến những điều cấm kỵ mà cộng đồng sở hữu di sản đang bảo vệ.
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các hoạt động văn hóa của Hanoi Grapvine, bà Hằng cho biết, trước khi trình cơ quan quản lý, bản thân đội ngũ nghệ sĩ của công ty đã có sự kiểm soát trong nội bộ, để tránh xảy ra sai sót. Tất nhiên, việc có thể kiểm soát được nội dung đòi hỏi người sáng tạo nghệ thuật phải trang bị kiến thức nhất định cho mình.
Đồng thời, cần sự học hỏi, lắng nghe từ những người gìn giữ di sản. Như trường hợp của nghệ sĩ Nguyễn Quốc Hoàng Anh (người sáng lập dự án Lên ngàn), trong những năm gần đây anh đã rất thành công với những tác phẩm nghệ thuật trình diễn lấy chất liệu từ nghệ thuật tuồng. Anh Hoàng Anh chia sẻ, bản thân anh cùng các nghệ sĩ thực hiện cũng đã tham khảo ý kiến, hướng dẫn từ những nghệ sĩ tại Nhà hát Tuồng Việt Nam và nghệ nhân tuồng ở huyện Yên Phong (Bắc Ninh).
Chính từ việc có những nghệ sĩ nghiêm túc với việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng, nên vở Đối diện với vô cùng của Lên ngàn biểu diễn trong tháng 8 vừa qua tại rạp Hồng Hà, đã diễn ra rất suôn sẻ.
Những băn khoăn về sở hữu trí tuệ
Như đã nói ở trên, cần khẳng định lại, di sản thuộc về sở hữu của một cộng đồng. Nên những sản phẩm văn hóa sáng tạo, dù chỉ là mượn nền tảng di sản, đôi khi cũng gặp khó khăn trong việc đăng ký bản quyền, đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Quan điểm này của bà Nguyễn Vũ Tú Hằng (Giám đốc Hanoi Grapvine) đã nói lên nỗi trăn trở của nhiều cá nhân làm sáng tạo.
Nhiều sản phẩm, dù được nhà thiết kế đưa vào những hoa văn mới mẻ so với các nghệ nhân dân gian làm ra trước đó, như gối trái dựa, trang phục cổ… nhưng không được đăng ký bản quyền. Điều này tạo ra trở ngại trong quá trình xuất khẩu sản phẩm văn hóa. Từ đó, sáng tạo không được thị trường ghi nhận, mà chỉ có thể giữ cho riêng bản thân.
Cùng với đó, có những hình ảnh vẽ lại hiện vật hoặc hoa văn, đồ án xuất hiện trên các hiện vật, đăng tải rộng rãi trên mạng xã hội. Nhưng không đồng nghĩa với việc người làm sáng tạo được sử dụng tự do những hình ảnh đó. Bởi, theo chị Hằng, quá trình vẽ lại đã đánh dấu việc cá nhân hóa quyền sở hữu tư liệu về di sản. Nhiều người làm sáng tạo do chưa biết, đã vô tình khai thác, mà chưa xin phép. Điều này dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có giữa người muốn khai thác tư liệu về di sản với người cá nhân hóa quyền sở hữu tư liệu về di sản.
GS-TS Phạm Hồng Tung khuyến khích, di sản cần phải mang hơi thở của đời sống đương đại, cần phải tạo được thu nhập cho người làm sáng tạo. Những nhà sáng tạo có thể vận dụng điều này để phát triển thị trường cho mình. Còn GS-TS Từ Thị Loan (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) lại nói: Phải biến di sản thành tài sản. Tuy đã tìm ra hướng tháo gỡ cho rào cản giữa phương thức biểu đạt của người làm sáng tạo với cộng đồng sở hữu di sản, nhưng lại vấp phải những rào cản về pháp lý trong việc khẳng định quyền sở hữu sản phẩm sáng tạo. Công chúng mong đợi câu chuyện về pháp lý sẽ còn cần được trao đổi nhiều hơn nữa trong những hội thảo tiếp theo.
Nhận xét từ nhà cái HL8
Sự kết hợp giữa di sản văn hóa phi vật thể và công nghiệp văn hóa đang trở thành một xu hướng phát triển đáng chú ý. Việc khai thác nguồn tài nguyên vô tận của di sản văn hóa phi vật thể để phát triển công nghiệp văn hóa không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giữ gìn và lan tỏa giá trị văn hóa đặc trưng của một cộng đồng.
Tuy nhiên, khi tiếp cận và sử dụng di sản văn hóa, chúng ta cần tôn trọng và đồng cảm với cộng đồng sở hữu. Điều này đòi hỏi sự nhạy bén, tôn trọng văn hóa địa phương và sự chia sẻ công bằng lợi ích từ việc phát triển công nghiệp văn hóa.
HL8 hiểu rằng tôn trọng và hỗ trợ cộng đồng là yếu tố quan trọng trong mỗi hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, HL8 cam kết thực hiện các hoạt động văn hóa một cách chuẩn mực và bền vững, đồng hành cùng cộng đồng để phát triển ngành công nghiệp văn hóa một cách tích cực và bền vững.
Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: hl8, hl8 casino, hl8 com