Một nghệ sĩ đa tài. Một gương mặt tiên phong trên mặt trận văn nghệ. Một tên tuổi luôn giữ vai trò “xung kích” trong sáng tạo nghệ thuật… Đây đều là những đánh giá được hầu hết các nhà nghiên cứu khẳng định tại tọa đàm khoa học Nguyễn Đình Thi – “Bát ngát ánh bình minh” diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Tọa đàm do Khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024).
Một nghệ sĩ tiên phong
Theo các diễn giả, Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ, một nhà cách mạng có những năm tháng sống thiết tha, mãnh liệt, hòa nhịp với những chặng đường đi của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử sôi nổi, hào hùng. Có một trí tuệ mẫn tiệp, uyên bác và một tài năng đa dạng, phóng khoáng, tinh tế, ông đã để lại những dấu ấn sắc nét, những âm vang sâu lắng, đậm đà trong nền văn học nghệ thuật dân tộc thế kỷ XX.
Như lời PGS-TS Trần Khánh Thành (Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương) nhấn mạnh, Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài, luôn tiên phong đổi mới sáng tạo, góp phần hiện đại hóa nền văn nghệ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. Ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp to lớn, mang tính khai phá, cách tân táo bạo.
Theo nhà nghiên cứu này, thơ là lĩnh vực Nguyễn Đình Thi dành nhiều tâm huyết nhất, ông luôn trăn trở tìm tòi nhằm đổi mới diện mạo thơ ca. Nhờ tài năng và bản lĩnh sáng tạo, ông có một phong cách thơ riêng, độc đáo và hiện đại.
Những nỗ lực đổi mới thơ ca, những tìm tòi thể nghiệm táo bạo về thơ tự do, không vần, “như lời nói thường” của Nguyễn Đình Thi đã gây nên cuộc tranh luận vào năm 1949. Có khá nhiều ý kiến phê bình thơ Nguyễn Đình Thi… Sau cuộc tranh luận ấy, ông có buồn, cô đơn những vẫn âm thầm, lặng lẽ bước tiếp con đường thơ mà mình đã lựa chọn.
PGS-TS Trần Khánh Thành cho biết: “Thực tế phát triển của thơ ca tiếng Việt đã chứng minh những cách tân của ông về nghệ thuật thơ ca là hoàn toàn đúng đắn và hợp quy luật. Cho đến bây giờ, thế hệ các nhà thơ trẻ Việt Nam đã, đang kế thừa và phát huy những thành tựu và những hướng tìm tòi của Nguyễn Đình Thi”.
Cùng với những “khai phá” trong thơ, theo PGS-TS Mai Hương (Viện Văn học), Nguyễn Đình Thi cũng là người luôn “xung kích” trong lĩnh vực văn xuôi, trước hết là ở khả năng chiếm lĩnh những đề tài mới, mũi nhọn của hiện thực đời sống.
Cụ thể, một trong những tác phẩm văn xuôi được nói tới nhiều trong sự nghiệp của ông đó chính là Vỡ bờ – bộ tiểu thuyết 2 tập, gần 1.000 trang tái tạo chân thực, sâu sắc bức tranh đa diện về xã hội Việt Nam thời kỳ 1936 – 1945, thời kỳ “tức nước vỡ bờ” để đi đến Cách mạng tháng Tám. Với Vỡ bờ, Nguyễn Đình Thi đã thực thi những vấn đề sâu sắc cả về lý luận lẫn thực tiễn trong công việc nghề nghiệp của nhà văn mà ông đã đề cập đến trong những bài viết về tiểu thuyết, đặc biệt trong tiểu luận Công việc của người viết tiểu thuyết.
Nhà nghiên cứu Mai Hương cho rằng, thành công của Vỡ bờ ghi nhận những đóng góp đáng trân trọng của Nguyễn Đình Thi ở thể loại tiểu thuyết. Vỡ bờ cùng với bộ Cửa biển của Nguyên Hồng, Phất của Bùi Huy Phồn, Những người thợ mỏ của Võ Huy Tâm, Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng đã khẳng định một cách thuyết phục một nỗ lực mới của các nhà tiểu thuyết Việt Nam trong việc xây dựng những bộ tiểu thuyết sử thi hoành tráng, nhiều chủ đề lớn có chiều sâu và tầm khái quát cao. Để rồi, “mặc dù không có điều kiện tập trung cho riêng văn xuôi, nhưng ngay ở văn xuôi, có thể nói Nguyễn Đình Thi vẫn là cây bút có tầm cỡ”.
Thêm những góc nhìn mới…
Bên cạnh những đánh giá toàn diện về đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn nghệ, văn hóa, nhiều chuyên gia tại tọa đàm còn đưa ra những vấn đề gợi mở, góc nhìn mới khi nghiên cứu về con người, sự nghiệp của ông.
Đơn cử, nhà nghiên cứu Trần Hinh (Trường Đại học KHXH&NV) đặt ra hướng tiếp cận mới về Nguyễn Đình Thi gắn với những ảnh hưởng từ văn học, văn hóa Pháp.
“Người ta viết rất nhiều về con người ông, về tiểu thuyết Vỡ bờ, về những vở kịch tự sự đầy chất huyền thoại, đặc biệt là những vấn thơ tự do không vần, vắt dòng không theo truyền thống. Dấu ấn “văn hóa Pháp” trong sáng tác của ông gần như rất ít khi được các nhà nghiên cứu Việt Nam nhắc đến” – ông Hinh đặt vấn đề – “Trong khi con người và sự nghiệp sáng tác của ông “lóe sáng” ở khắp mọi nơi, từ phong cách sống, tính cách, con người, thói quen tư duy, những vần thơ, trang viết văn xuôi, cấu trúc và đối tượng mỗi vở kịch đều dễ dàng nhận ra những ảnh hưởng Pháp”.
Theo nhà nghiên cứu này, Nguyễn Đình Thi sinh ra và sống một thời gian dài ở Lào. Ông ngoại và cả cha mẹ của ông đều có thời gian dài sinh sống ở đó, họ nói tiếng Pháp giỏi. Trong hồi ký Cô bé nhìn mưa, tác giả – PGS Đặng Thị Hạnh có kể rằng, hồi sống ở Lào, Nguyễn Đình Thi đã may mắn được đọc những cuốn sách kinh điển của văn học Pháp, những Hugo, Balzac, Stendhal, Musset, Vigny, Baudelaire… từ rất sớm.
“Sau này, bằng vốn tiếng Pháp được nâng cao và hoàn thiện những năm học tại Ban Triết (trường Đại học Đông Dương), cùng với tình yêu mãnh liệt với văn chương Pháp, mà trong vốn liếng sáng tác, cả văn xuôi, thơ và kịch, Nguyễn Đình Thi đều phảng phất màu sắc và hơi hướng Pháp” – ông Hinh dẫn chứng.
Ông lấy ví dụ: “Về kịch, Nguyễn Đình Thi tuy viết không nhiều, đề tài chủ yếu về lịch sử, ít được dàn dựng sân khấu, nhưng bút pháp khá độc đáo. Kịch Nguyễn Đình Thi về cấu trúc không đi theo kiểu truyền thống. Chính xác hơn, nó gần hơn với loại kịch tự sự, gián cách của Ionesco, Beckett trong sân khấu kịch phi lý thế kỷ XX của Pháp”.
Đặc biệt, nhà nghiên cứu Trần Hinh còn kể về kỉ niệm được trò chuyện trực tiếp với Nguyễn Đình Thi vào đầu năm 2002. Ông kể: “Hồi đó, tôi có ý định viết bài tham luận Hugo với các nhà văn Việt Nam cho Hội thảo kỷ niệm 200 năm ngày sinh Victor Hugo, nên buộc phải gặp trực tiếp ông để hỏi cho kĩ về trường hợp nhân vật Lũy, chú bé liên lạc trong tiểu thuyết Xung kích. Cuốn tiểu thuyết này, Nguyễn Đình Thi viết từ khá sớm (1951), sau thời điểm ông có dịp đọc Những người khốn khổ của Hugo”.
Trước khi gặp Nguyễn Đình Thi, ông Hinh đặt câu hỏi: Có lẽ vì quá đỗi yêu thích nhân vật đứa trẻ của văn học Pháp, mà Nguyễn Đình Thi đã chuyển hóa nó thành chú Lũy liên lạc trong Xung kích của mình chăng? Thế rồi, khi có dịp hỏi trò chuyện với nhà văn, ông Hinh biết rằng giả thiết của mình là đúng. Có nghĩa, ngay từ tác phẩm đầu tay Xung kích, Nguyễn Đình Thi đã có ý thức học tập lối viết tiểu thuyết Pháp.
Hoặc, PGS-TS Phạm Xuân Thạch (Trường Đại học KHXH&NV) đặt ra vấn đề xem xét vị thế của Nguyễn Đình Thi trong văn học qua việc khảo sát sự hiện diện của ông trên tạp chí Nghiên cứu văn học từ năm 1960 – thời điểm xuất bản số đầu tiên của tờ tạp chí này – đến năm 2004, một năm sau khi Nguyễn Đình Thi qua đời.
Cần nói thêm, cùng với tạp chí Văn nghệ, sau đó là báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội, tạp chí Tác phẩm mới, Nghiên cứu văn học là một trong những ấn phẩm quan trọng nhất của đời sống văn học ở Việt Nam. Qua khảo sát, ông Thạch khẳng định, Nguyễn Đình Thi là một trong những tác giả văn học hiện đại hiện diện trên ấn phẩm định kỳ này.
Theo PGS-TS Phạm Xuân Thạch, nhìn vào sự hiện diện trên tạp chí Nghiên cứu văn học có thể thấy nhiều sự thay đổi của Nguyễn Đình Thị trong kháng chiến và nhiều sự khác biệt so với Nguyễn Đình Thi trong hình dung của chúng ta hiện nay.
“Nếu như ngày nay, Nguyễn Đình Thi được ghi nhận trong sách giáo khoa, một trong những thiết chế điển phạm hóa quan trọng với tư cách nhà thơ, thì trong những năm 1960, 1970 tình hình có khác” – ông Thạch cho biết.
“Ngay từ những năm 1960, Nguyễn Đình Thi đã được ghi nhận với tư cách một nhà phê bình văn học và một người làm công tác lý luận từ thực tiễn sáng tác và hoạt động văn học. Những tuyển tập lý luận phê bình của ông, ngay từ khi mới được xuất bản đã được dành một sự quan tâm đặc biệt và được phân tích với những bài viết có dung lượng lớn của Lê Anh Trà và Nguyễn Văn Hạnh” – PGS-TS Phạm Xuân Thạch phân tích – “ Qua những bài viết này, có thể thấy, ngay từ trong kháng chiến, Nguyễn Đình Thi đã là một ngòi bút phê bình quan trọng”.
Nhận xét từ nhà cái HL8
Nguyễn Đình Thi, một nghệ sĩ đa tài, một ngôi sao sáng trên bức tranh văn nghệ đất nước. Ông đã chứng minh vai trò ‘xung kích’ của mình trong sáng tạo nghệ thuật qua những tác phẩm xuất sắc. Tại tọa đàm khoa học “Bát ngát ánh bình minh” vừa diễn ra tại Hà Nội, những đánh giá tích cực về Nguyễn Đình Thi được đa số nhà nghiên cứu công nhận.
Với phong cách văn vui vẻ, tích cực, Nguyễn Đình Thi đã cống hiến cho văn học nước nhà những kiệt tác đầy cảm xúc và ý nghĩa. Bằng tâm huyết và tài năng, ông đã đi vào lòng người với những tác phẩm tinh tế, sáng tạo.
Ngoài ra, hãy khám phá thêm không gian giải trí tuyệt vời tại HL8 – sân chơi hiện đại cho người yêu thích cá độ. HL8 không chỉ là nơi giải trí đỉnh cao, mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê thể thao. Với giao diện tinh tế, hệ thống bảo mật tiên tiến và đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, HL8 cam kết mang đến trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn cho mọi người.
Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: hl8, hl8 casino, hl8 com