Trong kỷ nguyên mới, khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thế giới và đối mặt với những thay đổi nhanh chóng từ công nghệ, kinh tế, và xã hội, thì văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa không chỉ là bản sắc dân tộc, mà còn là động lực phát triển kinh tế, cầu nối hội nhập quốc tế, và nền tảng xây dựng một xã hội bền vững.
Bước ngoặt lớn trong việc định hướng phát triển văn hóa
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, văn hóa Việt Nam đã được xác định là một mặt trận quan trọng, ngang hàng với chính trị và kinh tế… Đặc biệt, sự ra đời của Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc định hướng phát triển văn hóa dân tộc.
Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 xác định xây dựng nền văn hóa Việt Nam (bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật) “sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa dân chủ thế giới”; “khẳng định ba nguyên tắc: Dân tộc hóa, Đại chúng hóa, Khoa học hóa. Sự nghiệp văn hóa là của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; Khẳng định rõ tính chất nền văn hóa mới Việt Nam: dân tộc về hình thức, dân chủ về nội dung”.
PGS-TS Lê Ngọc Tòng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Khoa học (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), tác giả Giáo trình Kinh tế học Văn hóa, đánh giá, từ năm 1930 đến 1945, văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, gắn liền với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, văn hóa không chỉ là công cụ bảo tồn bản sắc dân tộc mà còn là vũ khí tinh thần quan trọng trong cách mạng.
“Đặc biệt, sự ra đời của Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 đã định hướng cho sự phát triển văn hóa Việt Nam trong suốt giai đoạn cách mạng, khẳng định vai trò của văn hóa là một mặt trận quan trọng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 đã định hướng cho sự phát triển của văn hóa cách mạng, gắn kết văn hóa với các nhiệm vụ chính trị và kinh tế. Đề cương không chỉ khẳng định vai trò của văn hóa là một mặt trận quan trọng trong cách mạng mà còn đặt nền móng cho sự phát triển của một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong suốt hơn 80 năm qua, tinh thần của Đề cương vẫn tiếp tục “soi đường cho quốc dân đi” trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa” – ông Tòng nhận định.
PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, khẳng định: “Trong những năm tháng chiến tranh giành độc lập và thống nhất đất nước, văn hóa không chỉ là nguồn sức mạnh tinh thần mà còn là “vũ khí mềm” quan trọng, cổ vũ toàn dân đoàn kết, vượt qua mọi thử thách. Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943, với ba nguyên tắc “dân tộc, khoa học, đại chúng” đã định hình con đường xây dựng một nền văn hóa mới, phục vụ cho khát vọng giải phóng dân tộc.
Trong giai đoạn này, văn hóa gắn chặt với hơi thở của cuộc kháng chiến. Những tác phẩm văn học, âm nhạc và nghệ thuật như thơ ca của Tố Hữu, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Thi, hay nhạc phẩm cách mạng của Văn Cao… đã trở thành biểu tượng cho tinh thần bất khuất và ý chí chiến thắng của dân tộc. Văn hóa không chỉ ghi lại lịch sử mà còn là ngọn lửa hun đúc lòng yêu nước và ý chí chiến đấu trong từng người dân” – PGS-TS Bùi Hoài Sơn nhận định.
… Nền tảng cho sự phát triển trong bối cảnh hiện nay
Theo PGS-TS Bùi Hoài Sơn, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã tạo bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, sau ngày đất nước thống nhất, văn hóa chuyển mình sang nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Mặc dù còn đối mặt nhiều khó khăn về kinh tế và cơ sở hạ tầng, nền văn hóa giai đoạn này vẫn thể hiện rõ khát vọng kiến tạo một xã hội công bằng, văn minh. Văn hóa đã đóng vai trò là chất keo kết nối cộng đồng, tạo nền tảng tinh thần để vượt qua những thử thách của thời kỳ mới.
Khi đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới, văn hóa Việt Nam mở ra một chương mới, chuyển mình mạnh mẽ để hội nhập với thế giới. Đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng không chỉ tháo gỡ những rào cản cũ mà còn tạo điều kiện cho văn hóa hòa mình vào dòng chảy toàn cầu, mang bản sắc dân tộc ra thế giới.
Trong giai đoạn này, công nghiệp văn hóa trở thành một hướng đi quan trọng. Điện ảnh, âm nhạc, văn học và các giá trị văn hóa truyền thống được khai thác để lan tỏa hình ảnh đất nước ra quốc tế. Những bộ phim được trình chiếu tại các liên hoan quốc tế, ẩm thực Việt Nam vang danh toàn cầu, hay các giải thưởng văn học mang tầm vóc khu vực là những minh chứng rõ nét cho sự chuyển mình này.
Cùng với đó, nền văn hóa số đã và đang hình thành, đáp ứng nhu cầu tiếp cận của thế hệ trẻ và các đối tượng quốc tế. Công nghệ hiện đại giúp bảo tồn, lưu giữ và quảng bá các giá trị văn hóa, từ di sản UNESCO như nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, dân ca Quan họ Bắc Ninh… đến những sản phẩm sáng tạo đậm chất Việt Nam.
“Hai kỷ nguyên văn hóa lớn đã để lại những di sản quý giá, làm nền tảng cho sự phát triển trong bối cảnh hiện nay. Đảng ta, với tầm nhìn chiến lược, đã kế thừa những giá trị cốt lõi này, đồng thời bổ sung và vận dụng sáng tạo để phù hợp với những yêu cầu của thời đại mới.
Tinh thần dân tộc và đại chúng từ thời kỳ kháng chiến được duy trì, góp phần bảo vệ bản sắc trước làn sóng toàn cầu hóa. Tính khoa học và hội nhập của thời kỳ đổi mới được phát huy mạnh mẽ thông qua việc áp dụng công nghệ, hiện đại hóa quản lý văn hóa và thúc đẩy các sáng tạo văn hóa mới” – PGS-TS Bùi Hoài Sơn khẳng định.
Vẫn theo lời ông Sơn, một điểm nhấn lớn là sự phát triển của công nghiệp văn hóa – một lĩnh vực vừa giữ gìn di sản truyền thống, vừa thúc đẩy sáng tạo để đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới. Các chương trình quảng bá văn hóa ngày càng được đầu tư bài bản, hướng tới xây dựng hình ảnh một Việt Nam hiện đại mà vẫn đậm đà bản sắc.
“Nhìn lại hai kỷ nguyên phát triển, có thể thấy rằng văn hóa Việt Nam luôn biết cách thích nghi, tự đổi mới để đáp ứng những đòi hỏi của thời đại. Từ sức mạnh tinh thần trong kháng chiến đến công cụ hội nhập trong thời kỳ đổi mới, văn hóa đã trở thành một nguồn lực đặc biệt, đóng góp vào mọi thành tựu của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam bước vào một kỷ nguyên phát triển mới, văn hóa cần tiếp tục khẳng định vai trò “sức mạnh mềm” của mình.
Đây không chỉ là yếu tố để giữ gìn bản sắc dân tộc mà còn là nền tảng để nâng tầm vị thế quốc gia, hội nhập nhưng không hòa tan, phát triển bền vững mà vẫn gắn bó với cội nguồn.
Văn hóa, qua mỗi giai đoạn lịch sử, đã chứng minh rằng nó không chỉ là hồn cốt của dân tộc mà còn là động lực để Việt Nam vươn mình ra thế giới. Trong kỷ nguyên mới, văn hóa tiếp tục là nguồn sức mạnh, dẫn dắt con đường phát triển và khẳng định bản lĩnh của dân tộc trên hành trình hội nhập toàn cầu” – PGS-TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.
Ngày 15/11/2024, tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Bài phát biểu kết luận của đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng trung ương tại hội thảo, đã nêu rõ:
“Sau gần 95 năm tiến hành công cuộc giải phóng, xây dựng đất nước; dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ra những bước phát triển đột phá kỳ diệu, những kỷ nguyên vẻ vang: kỷ nguyên độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1930 – 1975); kỷ nguyên thống nhất đất nước, đổi mới (1975 – 2025); và bây giờ, chúng ta bước vào kỷ nguyên thứ ba – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, khởi đầu bằng sự kiện trọng đại, Đại hội XIV của Đảng. Ba kỷ nguyên đã và sẽ được tạo lập, là sự tiếp nối hợp quy luật của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; kỷ nguyên trước tạo tiền đề cho kỷ nguyên sau; kỷ nguyên sau kế thừa, phát triển thành tựu của kỷ nguyên trước, làm cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ngày càng hòa quyện, phát triển không ngừng”.
Nhận xét từ nhà cái HL8
Trong thời đại hiện đại, Việt Nam đang trải qua quá trình hội nhập mạnh mẽ vào cộng đồng quốc tế, đối diện với những biến động mạnh mẽ từ công nghệ, kinh tế và xã hội. Trước những thách thức đầy khó khăn, văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Với tinh thần vui vẻ, tích cực, văn phong sẽ là chìa khóa giúp cho cộng đồng nắm bắt những cơ hội mới và vượt qua mọi khó khăn.
Trong bối cảnh này, HL8 ra đời như một điểm sáng, là nơi tôn vinh tinh thần tích cực, sự hòa nhập và sự đa dạng. Với giao diện tiện lợi, an toàn và hấp dẫn, HL8 không chỉ là một sân chơi giải trí mà còn là nơi thể hiện niềm đam mê và sự chuyên nghiệp. Chúng tôi cam kết mang đến cho người chơi những trải nghiệm tuyệt vời nhất, cùng với chính sách khuyến mãi hấp dẫn và đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ bạn vào mọi thời điểm. Hãy cùng HL8, xây dựng một cộng đồng văn hóa tích cực và phồn thịnh!
Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: hl8, hl8 casino, hl8 com